Việt Nam có bao nhiêu họ? Nguồn gốc của các dòng họ tại VN

Việt Nam có bao nhiêu họ? Nguồn gốc của các dòng họ tại VN

Việt Nam là một nước đa sắc tộc hiện nay có 54 dân tộc anh em sinh sống trên lãnh thổ. Vậy ở Việt Nam có bao nhiêu họ? Dòng họ nào lâu đời nhất ở Việt Nam? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Họ nghĩa là gì?

Trước khi tìm hiểu Việt Nam có bao nhiêu họ chúng ta sẽ tìm hiểu trước họ là gì? Ở Việt Nam hay các nước trên thế giới mỗi một người sinh ra đều được đặt họ và tên. Tùy theo mỗi khu vực, mỗi quốc gia hay các vùng lãnh thổ khác nhau sẽ có cách đặt tên, vị trí họ tên khác nhau.

Đối với các nước Châu Âu thường tên sẽ được đặt trước họ, còn ở các nước Châu Á thì ngược lại họ trước tên sau. Còn ở Việt Nam họ và tên mỗi người sẽ được đặt tên theo cấu trúc: Họ + tên đệm + tên chính.

Ví dụ: Đào Nguyên Bảo, Trương Thị Hà Linh, Mai Việt Tiến,…

Đa phần ở các nước trên thế giới nhiều quốc gia sẽ đặt tên một người có đầy đủ tên và họ. Nhưng có những quốc gia đặc biệt sẽ có tên được đặt theo 2 họ hoặc 2 tên hai họ hoàn toàn khác nhau. Hay ở một số nước như Tây Tạng, Iceland hoặc người dân ở đảo Java chỉ có tên và nhưng không có họ…

Như vậy hiểu đơn giản họ chính là một phần trong cấu trúc họ tên đầy đủ của một người. Từ đó có thể biết được người đó thuộc dòng họ nào. Còn dòng họ được dùng để chỉ chung những người có “vị thủy tổ”, có chung huyết thống. So với họ thì dòng họ có ý nghĩa lớn hơn rất nhiều.

Việt Nam có bao nhiêu họ? Gồm những họ nào?

Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á – Đông Nam Á và chịu ảnh hưởng của văn hóa Đông Á đặc biệt là văn hóa Trung Quốc. Do đó, họ người Việt cũng bị ảnh hưởng khá nhiều từ một phần họ của người Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam không có quá nhiều họ như vậy.

Với 54 dân tộc sống trên đất Việt Nam thì người Kinh chiếm đa số, còn các dân tộc thiểu số sống rải rác khắp lãnh thổ. Hầu hết họ ở Việt Nam đều từ các dòng họ lớn đến từ một triều đại lịch sử nào đó của nước ta.

Với sự phát triển về con người, thay đổi trong xã hội dẫn đến số lượng họ của người Việt cũng thay đổi theo. Vậy Việt Nam có bao nhiêu họ? Theo thống kê mới nhất trong cuống Họ và tên người Việt Nam nước ta đến nay có khoảng 1023 họ. Trong đó, người Kinh có khoảng 300 họ khác nhau còn lại là họ của các dân tộc thiểu số và một số họ có nguồn gốc từ Trung Quốc xưa.

Các nhóm họ của Việt Nam phổ biến nhất

Trong 1023 họ ở Việt Nam hiện nay các họ phổ biến là 14 họ bao gồm:

STT Họ Tỉ lệ
1 Nguyễn 38.4%
2 Trần 12.1%
3 10.3%
4 Phạm 6,7%
5 Hoàng/ Huỳnh 5,1%
6 Phan 4,5%
7 Vũ/ Võ 4%
8 Đặng 2,1%
9 Bùi 2%
10 Đỗ 1,4%
11 Hồ 1,3%
12 Ngô 1,3%
13 Dương 1%
14 0,5%

Họ của người Thái ở Việt Nam

Người Thái là dân tộc có số lượng dân cư đứng thứ 3 trong 54 dân tộc ở Việt Nam. Đây là số liệu điều tra dân số được thực hiện năm 2009. Vì vậy, số lượng họ của dân tộc Thái cũng không phải là một con số nhỏ.

Từ đầu người Thái ở Việt Nam có tổng cộng 11 họ gốc là: Lò, Nông, Quàng, Lềm, Tòng, Lường, Ngân, Lù, Cà, Mè, Lỡo. Cho đến ngày nay người Thái ở Việt Nam đã tăng lên và số lượng họ của người Thái cũng tăng lên nhiều hơn: Bạc, Xin, Bế, Lộc, Lý, Tày, Tụ, Khằm, Hoàng, Chiêu, Sa, Bua, Leo, Mang, Sầm, Nho, La, Ngu, Tao, Phia, Nam, Lô, Panh, Lừ, Pha, Nhọt…

Ngoài những dòng họ này còn có một số dòng họ thuộc dòng dõi quý tộc với nhiều thế hệ đã sống tại vùng biên giới Tây Bắc nhiều năm: Hà, Cầm, Xa, Bạc, Đèo, Lò. Theo ghi chép bắt đầu từ thời nhà Lê Sơ cho đến thời nhà Nguyễn. Các triều đình đã phong họ Xa ở vùng Châu Mộc, Đà Bắc, Mã nam. Họ Hà sinh sống và đóng giữ ở Mai Châu. Họ Đèo sẽ chiếm giữ khu vực Lai Châu, Chiêu Tấn, Quỳnh Nhai. Còn họ Cầm ở khu vực Mai Sơn, Sơn La, Phù Yên…. Chính vì vậy, khi đến những khu vực này bạn sẽ gặp các họ người Thái được phân chia theo các khu vực khác nhau.

Các họ hiếm ở Việt Nam

Theo thống kê họ hiếm ở Việt Nam chiếm khoảng 10%. Tiêu biểu trong đó có một số họ như Nhữ, Thạch, Phùng, Uông, Khâu, Vương, Quách…Đa số các họ hiếm này đều có nguồn gốc từ gốc Trung Quốc. Vì vậy chúng ta có thể sẽ nghe đến những họ này từ khu vực sống của người Hoa hoặc ở các vùng núi cao.

Nguồn gốc các họ ở Việt Nam

Nguồn gốc họ nói chung

Theo một số chuyên gia cho rằng họ của người Việt Nam có từ năm 2592 trước công nguyên. Khi đó dưới sự trị vì của vua Phục Hy tại Trung Quốc đã ra quy định mỗi người dân phải có họ tên đầy đủ. Những ai có cùng họ với nhau thì 3 đời không được lấy nhau. Từ đó bắt đầu sinh ra nhiều họ khác nhau để tránh được tục này.

Đối với người Việt Nam nằm ở vị trí gần biên giới Trung Quốc nên cũng ảnh hưởng ít nhiều với văn hóa người Hoa nhiều năm.

Nguồn gốc họ của người Việt Nam

Họ của người Việt Nam được cho là có nguồn gốc từ thời Vua Hùng và Vua An Dương Vương là người đã đặt họ tên cho dân tộc ta. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia đây là quan điểm sai. Bởi khi đó Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ mẫu hệ nên sẽ không có họ, ngay cả Vua Hùng khi đó cũng chưa có họ rõ ràng.

Do đó, họ và tên người Việt Nam được tin là xuất hiện và thời kỳ đầu Công Nguyên. Với nhiều năm lịch sử khi ở chế độ phụ hệ các cuộc hôn nhân dị tộc Việt – Hán với mục đích đồng hóa người Việt thành người Hán. Khi đó con cháu sinh ra sẽ đặt theo tên người Hán. Tiêu biểu của chế độ này đó là Lý Bí với cha của ông là Lý Toàn có gốc ở phía Nam Trung Quốc, mẹ của Lý Bí là bà Lê Thị Oánh người Thanh Hóa. Sinh ra Lý Bí là hậu duệ đời thứ 7 của dòng họ Lý Toàn. Vậy nên từ đó các họ của người Việt Nam đã xuất hiện chính thức như vậy.

Theo một số nguồn khác các dân tộc thiểu số bản địa cho rằng họ người Việt Nam có bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ vật tổ (tô -tem).

Cách đặt họ của người Việt Nam là gì?

Theo các chuyên gia họ người Việt Nam được đặt dựa trên nhiều lý do trong đó có 6 lý do chính:

Sự di cư của người Trung Quốc vào Việt Nam qua nhiều đường. Đầu tiên đó là thời kì đô hộ Việt Nam một nghìn năm. Với việc sinh sống và chiếm đất nước ta trong thời gian dài. Hơn nữa còn có nhiều cuộc hôn phối với người Việt nên dần dần họ người Việt Nam đã được lấy theo họ của người Trung Quốc. Một số họ như: Lý, Phùng, Trương…

Vào thời vua Minh Mạng người dân đã được ban họ theo các buôn làng. Từ đó người dân tộc thiểu số đã để họ của người Việt chuyển sang chữ Hán để dễ đọc. Điển hình năm 1827 tại Quảng Bình, Quảng Trị một số dân tộc thiểu số đã đổi họ sang họ: Thạch, Khâu, Lãnh, Lâm, Hướng, Sơn, Thiết…Cho đến năm 1837 tức là 10 năm sau nhà vua lại bắt người dân tộc Chăm đổi sang họ: Lưu, Huỳnh, Trương, Châu, Hàn, Nguyễn, …

Từ họ cũ sinh ra họ mới đó là trường hợp họ của ông tổ Nguyễn Bặc (ông là thủy tổ của họ Nguyễn và là công thân của họ Đinh). Vì một số lý do từ đó có thêm các họ khác như: Nguyễn Phúc, Nguyễn Hựu, Tôn Thất, Tôn Nữ, Công Tằng Tôn Nữ…hầu hết những họ này là các họ thuộc hoàng tộc triều Nguyễn về sau này.

Một số dân tộc vùng thiểu số vẫn được các tù trưởng đặt tên và họ. Các họ này được đặt xuất phát từ tiếng nói chung trong tộc nhưng được đọc và phiên âm thành chữ Nôm để thuần Việt hơn, dễ nhớ hơn. Ví dụ: họ Lò, Teo, Ma, Đèo… là những họ chỉ có ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai…

Đổi họ, đặt họ khác để tránh phạm húy.

Ví dụ: trong dòng họ Hoàng còn có họ Huỳnh, trong họ Vũ đặt lệch là Võ, hay Chu và Châu…những họ này có cùng huyết mạch nhưng thời phong kiến vấn đề phạm húy hay tên húy bị cấm kỵ không được gọi ra. Vì vậy, làm dâm thường có họ với những người thuộc hoàng tộc buộc phải đổi sang một họ khác có cách phát âm gần giống.

Đổi sang họ khác để tránh bị di.ệt vo.ng.

Chuyện đổi họ để tránh di.ệt vo.ng diễn ra rất nhiều trong lịch sử của dân tộc ta. Chẳng hạn như Trần Thủ Độ đã b.ắ.t con cháu nhà họ Lý phải đổi sang họ Nguyễn. Bởi lý do tổ tiên nhà họ Trần trước đó cũng mang họ Lý.

Hay khi Nhà Mạc sau khi thất bại và sụp đổ con cháu khi đó chạy thoát thân và lần lượt đổi sang các họ khác: Trần, Lý, Nguyễn, Trịnh…để tránh bị ti.êu di.ệt tận gốc. Hay Triều Nguyễn khi đá.nh quân Tây Sơn cũng khiến con cháu từng đi theo Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ phải đổi họ để tránh nguy cơ bị di.ệt vo.ng.

Giải đáp câu hỏi thắc mắc liên quan đến họ ở Việt Nam

Như vậy với những giải đáp trên chắc bạn đã biết được Việt Nam có bao nhiêu họ rồi đúng không? Ngoài ra còn có một số câu hỏi liên quan khác cũng thường được nhiều người thắc mắc dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp và giải đáp để bạn tham khảo nhé!

3 dòng họ lớn nhất Việt Nam là những dòng nào?

Theo bảng thống kê các dòng họ phổ biến trong phần trên của bài viết chúng ta có thể nhận thấy dễ dàng. Hiện nay có 3 dòng họ lớn nhất Việt Nam là: Nguyễn, Trần, Lê tương ứng với các tỷ lệ chiếm 38,4% , 12,1%, 10,3%. Đây là những dòng họ lớn gắn liền với các triều đại phong kiến của Việt Nam. Trong đó có một số nhân vật nổi tiếng của 3 dòng họ lớn nhất này:

Những nhân vật nổi tiếng mang họ Nguyễn: Nguyễn Huệ, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Sinh Cung (Bác Hồ), Nguyễn Tri Phương,…

Các nhân vật lịch sử dạng danh mang họ Trần: Trần Thánh Tông, Trần Quốc Toản, Trần Quốc Tuấn, Trần Phú …

Những nhân vật lịch sử nổi tiếng họ Lê: Lê Duẩn, Lê Hoàng, Lê Hồng Phong, Lê Hữu Trác, lê Quý Đôn,…

Các họ Trung Quốc ở Việt Nam tại sao có?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc này là do lãnh thổ Việt Nam gần sát với biên giới Trung Quốc nên tỷ lệ người Trung Quốc di cư sang Việt Nam sinh sống cư trú khá cao.

Ngoài ra, nước ta có lịch  sử 1000 năm đ.ô h.ộ dưới thời phong kiến của Trung Quốc. Vì vậy họ Trung Quốc xuất hiện trong danh sách các dòng họ lâu đời nhất Việt Nam là điều dễ hiểu. Một số họ Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc như: Vương, Trương, Hoàng, Tống, Ngô, Lưu, Dương, Lý, Phó, Tạ, Hồ, Lương, Mạc, Đàm, Đào,…. và rất nhiều họ khác nữa.

Dòng họ lâu đời nhất Việt Nam là dòng họ nào?

Theo thông tin từ các nguồn khác nhau thì dòng họ Ma là dòng họ lâu đời nhất tại Việt Nam, đã trải qua 79 đời tại đây. Dòng họ Ma chủ yếu tập chung ở những người sinh sống trong dân tộc Tày, trên vùng núi Đọi ven sông Thao, nay thuộc huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.

Dòng họ Ma hiện nay là dòng họ duy nhất còn lưu giữ Ngọc Phả. Trong Ngọc Phả này có minh chứng cụ tổ của dòng tộc này được sinh ra từ thời vua Hùng. Và họ tổ của dòng họ cũng có công giúp dựng nước, giữ nước. Cụ tổ của dòng tộc họ Ma là cụ Ma Khê. Đây là một vị tướng nổi tiếng sống ở thời đại của vua Hùng Duệ Vương (thuộc đời Vua Hùng thứ 18). Về sau họ Ma đã lui về ở ẩn.

Đến đời thứ 43 của họ Ma là cụ Ma Xuân Trường (930 – 966) lại tiếp tục được ghi công vào sử sách nước nhà.

Cho đến bây giờ có nhiều người trong dòng họ Ma đã thay đổi họ thành họ Mai. Bởi suy nghĩ họ Ma là điều xấu và xui xẻo. Tuy nhiên, với lịch sử dòng họ vẫn còn được lưu lại và truyền cho đời sau thì đây là một niềm tự hào và vinh dự của cả dòng họ.

Các dòng họ quý tộc ở Việt Nam là họ nào?

Cho đến hiện nay có rất nhiều tài liệu chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm để giải đáp câu hỏi mình muốn. Nhưng đáng tiếc câu hỏi “dòng họ quý tộc ở Việt Nam là họ nào?” thì chưa có câu trả lời chính xác. Bởi Việt Nam là một xã hội công bằng các họ  đều như nhau và không có chuyện phân chia họ nào là họ quý tộc họ nào không phải quý tộc.

Tuy nhiên có một điều khá thú vị đó là dòng họ Nguyễn là một trong những dòng họ đông nhất và có nhiều người đỗ đạt nhất. Trong họ Nguyễn những người đỗ bậc Tiến Sĩ là nhiều nhất trong lịch sử nước ta. Theo lịch sử ghi chép lại từ năm 1075 cho đến 1919 dòng họ Nguyễn có 1063 người đỗ tiến sĩ. Đứng vị trí dòng họ đỗ tiến sĩ nhiều thứ 2 là họ Lê.

Họ Dương chiếm bao nhiêu phần trăm dân số Việt Nam?

Họ Dương hiện nay đang chiếm 1% dân số Việt Nam và được xếp thứ 13 trong bảng danh sách các họ phổ biến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *