Vì sao nhiều bạn trẻ chọn con đường khởi nghiệp thay vì làm công ăn lương?

Nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp đại học không chọn con đường xin việc theo kiểu làm công ăn lương mà họ đã chọn dấn thân vào con đường khởi nghiệp. Sự lựa chọn như thế có gì thuận lợi và có gì khó khăn?

Vì sao nhiều bạn trẻ chọn con đường khởi nghiệp thay vì làm công ăn lương? - ảnh 1
Bạn trẻ giới thiệu các mô hình khởi nghiệp kinh doanh thành công tại TP.HCM do Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức tại TP.HCMLÊ THANH

Muốn tự làm chủ cuộc sống và công việc của mình

Chị Nguyễn Thùy Linh Cát (32 tuổi), nhà sáng lập và điều hành thương hiệu thời trang nam CATSA, nói: “Bây giờ ngày càng nhiều thế hệ gen Z (sinh năm 1995 trở về sau) chọn con đường khởi nghiệp thay vì sau khi ra trường mang hồ sơ đi xin việc và làm theo kiểu làm công ăn lương”.

Rồi chị Linh Cát, kể: “Hôm trước tôi gặp một bạn Gen Z, dù mới khởi nghiệp được 2 năm, nhưng thương hiệu và doanh nghiệp của bạn đã rất đáng gờm. Khi nghe bạn chia sẻ một vài quan điểm trong con đường kinh doanh, tôi đã thật sự rất thán phục trước sự đột phá về tư duy của giới trẻ trong khởi nghiệp”.

Là một người mang tư tưởng khởi nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, chị Linh Cát, cho rằng: “Tôi nghĩ, cuộc sống hiện đại, công nghệ phát triển có rất nhiều điều kiện và cơ hội cho những người trẻ, đặc biệt là các bạn trẻ mới ra trường khởi nghiệp”.

Vì sao chị lại có nhận định như thế? Chị Linh Cát, nói: “Do thế hệ trẻ giờ năng động, tự tin, muốn tự làm chủ cuộc sống và công việc của mình. Họ thường đưa ra một cách làm mới không theo tư tưởng và vận hành theo lề lối cũ. Thêm vào đó, xã hội mở cửa và vận động, tư duy của bố mẹ, người thân cũng cởi mở hơn nên họ ủng hộ, đồng hành và tạo điều kiện cho con mình khởi nghiệp tốt hơn”.

Vì sao nhiều bạn trẻ chọn con đường khởi nghiệp thay vì làm công ăn lương? - ảnh 2
Bạn trẻ giới thiệu về mô hình khởi nghiệp tại TP.HCMLÊ THANH

Chị Linh Cát, phân tích thêm: “Nền kinh tế vĩ mô thời điểm này tốt hơn rất nhiều so với thời điểm chục năm trước kia. Hơn nữa, các phân khúc thị trường đã được phân hóa mạnh mẽ. Bên cạnh đó, công nghệ đã làm thay đổi cách vận hành làm việc, đơn giản hóa qui trình và tối ưu chi phí. Ai cũng có thể xây dựng cho mình về mô hình kinh doanh hướng đến thị trường toàn cầu”.

Nói nhiều thuận lợi như thế nhưng theo chị Linh Cát, người trẻ khởi nghiệp hiện nay cũng gặp rất nhiều khó khăn. “Mặc dù người trẻ rất năng động, xông xáo nhưng vẫn thiếu kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn xa và rộng, thiếu đội ngũ và không ít bạn trẻ phải thử sai nhiều lần với mô hình kinh doanh của mình trước khi đi đến thành công”.

Thêm khó khăn nữa mà theo chị Linh Cát cho biết người trẻ phải đối mặt khi khởi nghiệp đó là thị trường cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đến các tập đoàn đa quốc gia. “Bởi vì các thương hiệu hàng đầu của họ đã định hình trên thị trường, chiếm hữu và phủ lấp hệ thống phân phối. Các qui trình và sự vận hành tương đối đã tối ưu và quy củ. Lực lượng nhân sự và tiềm lực tài chính mạnh nên các “miếng bánh lớn” trên thị trường đã bị họ ăn rất sâu. Khả năng bền bỉ, trụ vững trên thị trường có nhiều biến động và cạnh tranh cao khiến người trẻ dễ bỏ cuộc và không thể vượt qua”.

Tuy nhiên, theo chị Linh Cát, nếu người trẻ khởi nghiệp dám đối mặt để khắc phục, vượt qua được các khó khăn trên thì họ sẽ tạo sự bứt phá, vượt qua các doanh nghiệp cũ trên thị trường thiếu sáng tạo.

Vì sao nhiều bạn trẻ chọn con đường khởi nghiệp thay vì làm công ăn lương? - ảnh 1
Bạn trẻ giới thiệu các mô hình khởi nghiệp kinh doanh thành công tại TP.HCM do Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức tại TP.HCMLÊ THANH

Muốn tự làm chủ cuộc sống và công việc của mình

Chị Nguyễn Thùy Linh Cát (32 tuổi), nhà sáng lập và điều hành thương hiệu thời trang nam CATSA, nói: “Bây giờ ngày càng nhiều thế hệ gen Z (sinh năm 1995 trở về sau) chọn con đường khởi nghiệp thay vì sau khi ra trường mang hồ sơ đi xin việc và làm theo kiểu làm công ăn lương”.

Rồi chị Linh Cát, kể: “Hôm trước tôi gặp một bạn Gen Z, dù mới khởi nghiệp được 2 năm, nhưng thương hiệu và doanh nghiệp của bạn đã rất đáng gờm. Khi nghe bạn chia sẻ một vài quan điểm trong con đường kinh doanh, tôi đã thật sự rất thán phục trước sự đột phá về tư duy của giới trẻ trong khởi nghiệp”.

Là một người mang tư tưởng khởi nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, chị Linh Cát, cho rằng: “Tôi nghĩ, cuộc sống hiện đại, công nghệ phát triển có rất nhiều điều kiện và cơ hội cho những người trẻ, đặc biệt là các bạn trẻ mới ra trường khởi nghiệp”.

Vì sao chị lại có nhận định như thế? Chị Linh Cát, nói: “Do thế hệ trẻ giờ năng động, tự tin, muốn tự làm chủ cuộc sống và công việc của mình. Họ thường đưa ra một cách làm mới không theo tư tưởng và vận hành theo lề lối cũ. Thêm vào đó, xã hội mở cửa và vận động, tư duy của bố mẹ, người thân cũng cởi mở hơn nên họ ủng hộ, đồng hành và tạo điều kiện cho con mình khởi nghiệp tốt hơn”.

Vì sao nhiều bạn trẻ chọn con đường khởi nghiệp thay vì làm công ăn lương? - ảnh 2
Bạn trẻ giới thiệu về mô hình khởi nghiệp tại TP.HCMLÊ THANH

Chị Linh Cát, phân tích thêm: “Nền kinh tế vĩ mô thời điểm này tốt hơn rất nhiều so với thời điểm chục năm trước kia. Hơn nữa, các phân khúc thị trường đã được phân hóa mạnh mẽ. Bên cạnh đó, công nghệ đã làm thay đổi cách vận hành làm việc, đơn giản hóa qui trình và tối ưu chi phí. Ai cũng có thể xây dựng cho mình về mô hình kinh doanh hướng đến thị trường toàn cầu”.

Nói nhiều thuận lợi như thế nhưng theo chị Linh Cát, người trẻ khởi nghiệp hiện nay cũng gặp rất nhiều khó khăn. “Mặc dù người trẻ rất năng động, xông xáo nhưng vẫn thiếu kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn xa và rộng, thiếu đội ngũ và không ít bạn trẻ phải thử sai nhiều lần với mô hình kinh doanh của mình trước khi đi đến thành công”.

Thêm khó khăn nữa mà theo chị Linh Cát cho biết người trẻ phải đối mặt khi khởi nghiệp đó là thị trường cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đến các tập đoàn đa quốc gia. “Bởi vì các thương hiệu hàng đầu của họ đã định hình trên thị trường, chiếm hữu và phủ lấp hệ thống phân phối. Các qui trình và sự vận hành tương đối đã tối ưu và quy củ. Lực lượng nhân sự và tiềm lực tài chính mạnh nên các “miếng bánh lớn” trên thị trường đã bị họ ăn rất sâu. Khả năng bền bỉ, trụ vững trên thị trường có nhiều biến động và cạnh tranh cao khiến người trẻ dễ bỏ cuộc và không thể vượt qua”.

Tuy nhiên, theo chị Linh Cát, nếu người trẻ khởi nghiệp dám đối mặt để khắc phục, vượt qua được các khó khăn trên thì họ sẽ tạo sự bứt phá, vượt qua các doanh nghiệp cũ trên thị trường thiếu sáng tạo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *